CHIA SẺ

Saturday, July 28, 2018

CÁCH CHĂM SÓC CÂY KHẾ NGỌT TRONG CHẬU LÀM BONSAI

Cây Cảnh Bonsai là một trong những nghệ thuật Cây Cảnh đang thịnh hành hiện nay, trồng Cây Khế Ngọt Bonsai thích hợp làm cảnh sân nhà, sân vườn tuy khá cầu kỳ trong việc chăm sóc và cắt tỉa nhưng lại tạo sự ấn tượng và có giá trị lớn về kinh tế. Ý nghĩa của Cây Khế Ngọt Bonsai thường gắn liền với ý nghĩa “ Nhớ về nguồn cội” tạo cho người trồng Khế Bonsai những tình cảm thiêng liêng.


Cách chăm sóc Cây Khế Ngọt trong chậu làm Bonsai

Chăm sóc Khế Ngọt làm Bonsai

Chăm sóc Cây Khế Ngọt làm Bonsai khác với chăm sóc Khế Ngọt để cho trái. Chăm sóc Khế Ngọt Bonsai sẽ tốn công sức, thời gian, thường xuyên cắt tỉa nhiều hơn. Đòi hỏi người trồng Khế Ngọt Bonsai cũng có con mắt thẩm mỹ hơn và hiểu biết về kỹ thuật chăm sóc Cây Cảnh Bonsai.

Cây Khế Bonsai phát triển rất chậm, thân ngắn và tán ra nhiều nhánh, rậm rạp, rộng, tròn và để hạn chế chiều cao của cây người trồng cần thường xuyên cắt tỉa, tạo tán theo ý muốn để phù hợp với chậu trồng.


Chăm sóc Khế Ngọt làm Bonsai

Cây Khế Bonsai cũng khá nhạy cảm với ánh sáng vì thế để không bị nứt, tách thân cây làm giảm độ thẩm mỹ người trồng cần đặt vị trí Chậu Khế Bonsai ở những nơi có ánh sáng vừa phải tránh chiếu trực tiếp vào cây. Ngoài ra hàng ngày cần tưới nước đều đặn với lượng nước phù hợp nhỏ giọt để giúp cây luôn được xanh tốt và đất ẩm giúp bộ rễ của cây phát triển.

Phân bón: Vì lượng đất trồng trong chậu rất ít nên thỉnh thoảng phải bón phân cho cây. Một năm thường bón phân 2 lần, một lần vào mùa khô (ít) và một lần vào mùa mưa (nhiều). Tuỳ tình trạng, tuỳ loài cây và tuỳ theo mùa, cây đang phát triển thì cần nhiều, cây đã thành thục thì cần ít hơn. Phân bón cho Cây Bonsai cần có 3 chất căn bản là N – P – K theo tỷ lệ tương ứng là 50-30-20. Người trồng nên hoà phân với nước để tưới: một muỗng cà phê phân trong 15 lít nước tưới 15 ngày 1 lần. Hoặc bạn có thể dùng phân viên để trên mặt đất. Lưu ý không nên bón phân khi cây đang tạo nụ hoặc đang trổ hoa ra trái vì chúng sẽ rụng hoặc bị “cháy”, không bón phân cho những cây vừa mới thay đất, thay chậu, nên đợi 3 tháng sau cho cây tái tạo đủ rễ rồi hãy bón phân.

Kỹ thuật tạo thế cho Cây Khế Ngọt Bonsai

Khế Ngọt là loài thân gỗ có đặc tính thân cành giòn, người trống rất khó tạo thế, tạo dáng như các giống Cây Cảnh khác. Khi tạo thế bonsai cho Cây Khế Ngọt người trồng có thể sử dụng các loại dây quấn, dây chằng bằng chất liệu kẽm, nhôm, đồng đều được. Tuy nhiên kích thước của dây to hay nhỏ, từ độ mềm đến độ cứng sẽ được người trồng lựa chọn phù hợp với từng loại cành của Cây Khế đó là cành nhỏ hay lớn, già hay non.


Kỹ thuật tạo thế cho Cây Khế Ngọt Bonsai

Với kỹ thuật uốn tạo thế đơn giản này, người chơi Khế Bonsai có thể tạo Cây Cảnh Bonsai bằng cách thay đổi hướng của thân và nhánh cây. Những cành mọc chĩa lên có thể uốn ngang hay vuốt xuống để tạo ấn tượng già dặn, trưởng thành. Thực tế, chúng ta nên dựa vào dạng cây để chọn những cành mềm, dẻo, dễ uốn và không bị tách nhánh.

Lưu ý một Cây Khế Bonsai Đẹp cần có sự cân bằng toàn diện, từ sự tạo hình, uốn nắn cấu trúc của cây đến sự kết hợp giữa cây và chậu. Đặc biệt phần rễ cây lộ ra trên mặt đất làm tăng thêm ấn tượng về sự trưởng thành và tính chất của cây. Rễ cây cần lan ra nhiều hướng quanh thân và bò rộng ra, tạo cho thân cây chỗ tựa chắc chắn. Cành cây tạo nên cấu trúc căn bản của hình bóng cây. Bạn có thể điều chỉnh nó bằng phương pháp cắt tỉa và buộc uốn dây như trên.