CHIA SẺ

Saturday, July 28, 2018

KỸ THUẬT GHÉP MẮT TẠO GIỐNG CÂY KHẾ NGỌT TỪ KHẾ CHUA

Ngày nay, nhờ kỹ thuật lai tạo cây giống mà các kỹ sư nông nhiệp đã lai tạo được nhiều Giống Cây Trồng với năng suất cao và phẩm chất trái tốt. Để biến một Cây Khế Chua thành một Cây Khế Ngọt cũng trở lên vô cùng đơn giản nhờ kỹ thuật ghép mắt. Với kỹ thuật tạo Giống Cây Khế Ngọt từ Khế Chua đơn giản chúng tôi hướng dẫn dưới đây, bạn sẽ nhanh chóng có được một Cây Khế Ngọt sai trĩu quả mà không phải mất công trồng lại từ đầu.


Cây Khế Ngọt

Chuẩn bị gốc và mắt ghép

Gốc Ghép: Bạn chuẩn bị gốc ghép là Cây Khế Chua đang ở giai đoạn sinh trưởng mạnh

Mắt Ghép: Bạn chọn mắt ghép của Cây Khế Ngọt ở cành bánh tẻ (không già, không non). Cành này tốt nhất là nằm ở giữa tán cây và hấp thụ ánh sáng nhiều nhất.

Dụng Cụ: Dao sắc, sạch, Nilon chuyên dụng sử dụng trong chiết ghép cây xanh.


Chuẩn bị gốc và mắt ghép Cây Khế Ngọt

Kỹ thuật ghép mắt tạo Giống Khế Ngọt từ Khế Chua

Bước một: Bạn dùng dao sắc lấy mắt ở cành ghép, cắt vát. Sau đó, bạn cắt gốc ghép hình chữ T nậy vỏ ra cho vừa đủ mắt ghép. Chú ý không được làm tổn thương đến gỗ thân cây gốc ghép. Khép vỏ bao kín mắt ghép lại rồi dùng dây nilon buộc chặt lại.
Ngoài ra, có thể cắt vỏ ở gốc ghép theo hình vuông, hình chữ nhật, chỉ cắt 3 phía, lật vỏ lên, đưa mắt ghép vào, lấy vỏ úp chặt mắt ghép và buộc dây nilon chặt lại.


Kỹ thuật ghép mắt tạo Giống Khế Ngọt từ Khế Chua

Sau khi ghép bạn cần thường xuyên theo dõi mắt ghép, khi thấy các cành của Khế Chua mọc ra bạn phải cắt bỏ hết chỉ để lại cành ghép Khế Ngọt phát triển. Bởi làm như vậy, ngoài mục đích tập trung chất dinh dưỡng cho cành ghép Khế Ngọt phát triển mạnh còn triệt được tận gốc Khế Chua.

Thông thường chỉ sau 8-9 tháng ghép mắt bạn sẽ có được một Cây Khế Ngọt có cành lá sum suê (bằng một Cây Khế Ngọt trồng mới 3 năm tuổi) và cho quả là nhờ có bộ rễ của Cây Khế Chua đang sinh trưởng rất khỏe, nên mắt ghép Khế Ngọt phát triển rất nhanh.

Khi đã có Cây Khế Ngọt, muốn cho Khế Ngọt sai quả, vị ngọt đậm đà nên bón thêm vôi, kali, lân, hạn chế bón đạm hoặc nếu cây đang sung sức, cành lá phát triển nhiều, ta không nên bón đạm.

CÂY KHẾ NGỌT BỊ NHỮNG LOẠI SÂU BỆNH GÌ?

Cây Khế Ngọt ít khi bị sâu bệnh gây hại, nếu được phòng trừ sâu bệnh kịp thời Cây Khế Ngọt sẽ có tuổi thọ lên đến 10 năm với năng suất mỗi năm đều tăng. Một số loại sâu bệnh gây hại đến Cây Khế Ngọt thường là các loại Sâu Non, Sâu Đục Thân, Ruồi Đục Trái phá hoại hoa và trái non…


Cây Khế Ngọt bị những loại sâu bệnh gì

Bài viết này của chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn đọc về những loại sâu bệnh thường gây hại cho Cây Khế Ngọt. Nếu bạn đọc biết cách phòng trừ cây sẽ luôn xanh tốt và cho nhiều trái.

Các phòng sâu bệnh định kỳ cho Cây Khế Ngọt

Cách phòng sâu bệnh hữu hiệu nhất đó là nâng cao sức đề kháng cho Cây Khế Ngọt bằng cách cung cấp đủ chất dinh dưỡng, nước, độ ẩm cho cây. Đồng thời bạn cần thường xuyên thăm vườn, vệ sinh vườn sạch sẽ, quét dọn lá rụng, trái rụng ra khỏi vườn.

Khế Ngọt là một loại cây ưa bóng nên trồng dưới tán những cây khác để giúp cây tránh được các Bệnh Vàng Lá, Cháy Lá… bạn cũng cần chú ý cắt tỉa cành tạo tán để tán lá được thông thoáng. Cành của Cây Khế Ngọt khá giòn và dễ gãy, với những cành nhiều trái bạn cần cắm cọc để nâng đỡ cành cho cây.


Các phòng sâu bệnh định kỳ cho Cây Khế Ngọt

Hàng năm, vào mùa khô, dùng nước vôi bão hoà quét vào gốc cây để bảo vệ cây, ngăn ngừa các loài Sâu Đục Vỏ, Đục Thân… xâm nhập gây hại.

Cách điều trị khi Cây Khế Ngọt bị sâu bệnh

Sâu Non: Khế Ngọt thường bị các loại Sâu Non (thuộc bộ cánh phấn) và Ruồi Đục Trái phá hoại. Chúng gây hại cả hoa và trái non. Để phòng trừ có thể dùng Trebon 0,2% phun vào giai đoạn trái còn nhỏ, nếu phun vào giai đoạn trái lớn, dễ gây ngộ độc.

Sâu Đục Thân, Cành: Bạn dùng bẫy đèn bắt sâu trưởng thành, tiêm vào lỗ những loại thuốc có tính xông hơi mạnh hoặc nội hấp như: Actara 25 WG, Padan 95SP, bịt lỗ bằng đất sét để diệt sâu non.

Bệnh Thán Thư: Bệnh làm thối đen hoa, rụng hoa, thối đen trên quả. Bạn dùng Benlat C hoặc Score 250 EC phun từ khi hoa nở đến 2 tháng sau với 1 lần/tuần, sau đó 1 lần/tháng.

Bệnh Muội Đen: Do bài tiết của Rệp, Bạn dùng: Bassa 50 EC, Trebon 2,5 EC và có thể phun các loại thuốc trừ nấm có gốc đồng…


Cách điều trị khi Cây Khế Ngọt bị sâu bệnh

Bệnh Cháy Lá: Bệnh phát triển trong mùa mưa, gây hại chủ yếu trên lá. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ lá bệnh, phun thuốc Rhidomil MZ 72 WP, Kasumin 2L…

Rầy Xanh: Rầy tiết dịch gây bệnh mùa nóng, làm cây kém phát triển. Thời gian hại mạnh từ tháng 10 năm trước đến tháng 6 năm sau. Dùng Bassa 50 EC, Trebon 2,5 EC, …

Rầy Mềm: Chúng ăn đọt non, lá non, bông, trái non, Rầy cái đẻ con với tốc độ rất nhanh và gây hại cho cây trong thời gian ngắn. Bạn cần theo dõi cây thường xuyên, nhất là vào những thời gian cây ra hoa, kết trái, nếu thấy Rầy có mật số cao thì có thể sử dụng thuốc hóa học để phun xịt. Tuy nhiên để bảo vệ quần thể thiên địch tự nhiên, đồng thời cũng để tiết kiệm tiền thuốc, bạn không nên xịt thuốc tràn lan, chỉ xịt trực tiếp vào những chỗ có Rầy bu bám (hoa, trái non, đọt lá non…). Về thuốc bạn có thể luân phiên sử dụng một trong các loại thuốc như Bassa 50 EC ( hoặc Bascide 50EC); Trebon 10 EC; Supracide 40 EC (hoặc Suprathion 40EC); Dầu khoáng DC-Tron Plus 98,8 EC… (trước khi phun xịt bạn nhớ đọc kỹ hướng dẫn cách sử dụng thuốc của nhà sản xuất có in sẵn trên vỏ bao bì).

CÁCH CHĂM SÓC CÂY KHẾ NGỌT TRONG CHẬU LÀM BONSAI

Cây Cảnh Bonsai là một trong những nghệ thuật Cây Cảnh đang thịnh hành hiện nay, trồng Cây Khế Ngọt Bonsai thích hợp làm cảnh sân nhà, sân vườn tuy khá cầu kỳ trong việc chăm sóc và cắt tỉa nhưng lại tạo sự ấn tượng và có giá trị lớn về kinh tế. Ý nghĩa của Cây Khế Ngọt Bonsai thường gắn liền với ý nghĩa “ Nhớ về nguồn cội” tạo cho người trồng Khế Bonsai những tình cảm thiêng liêng.


Cách chăm sóc Cây Khế Ngọt trong chậu làm Bonsai

Chăm sóc Khế Ngọt làm Bonsai

Chăm sóc Cây Khế Ngọt làm Bonsai khác với chăm sóc Khế Ngọt để cho trái. Chăm sóc Khế Ngọt Bonsai sẽ tốn công sức, thời gian, thường xuyên cắt tỉa nhiều hơn. Đòi hỏi người trồng Khế Ngọt Bonsai cũng có con mắt thẩm mỹ hơn và hiểu biết về kỹ thuật chăm sóc Cây Cảnh Bonsai.

Cây Khế Bonsai phát triển rất chậm, thân ngắn và tán ra nhiều nhánh, rậm rạp, rộng, tròn và để hạn chế chiều cao của cây người trồng cần thường xuyên cắt tỉa, tạo tán theo ý muốn để phù hợp với chậu trồng.


Chăm sóc Khế Ngọt làm Bonsai

Cây Khế Bonsai cũng khá nhạy cảm với ánh sáng vì thế để không bị nứt, tách thân cây làm giảm độ thẩm mỹ người trồng cần đặt vị trí Chậu Khế Bonsai ở những nơi có ánh sáng vừa phải tránh chiếu trực tiếp vào cây. Ngoài ra hàng ngày cần tưới nước đều đặn với lượng nước phù hợp nhỏ giọt để giúp cây luôn được xanh tốt và đất ẩm giúp bộ rễ của cây phát triển.

Phân bón: Vì lượng đất trồng trong chậu rất ít nên thỉnh thoảng phải bón phân cho cây. Một năm thường bón phân 2 lần, một lần vào mùa khô (ít) và một lần vào mùa mưa (nhiều). Tuỳ tình trạng, tuỳ loài cây và tuỳ theo mùa, cây đang phát triển thì cần nhiều, cây đã thành thục thì cần ít hơn. Phân bón cho Cây Bonsai cần có 3 chất căn bản là N – P – K theo tỷ lệ tương ứng là 50-30-20. Người trồng nên hoà phân với nước để tưới: một muỗng cà phê phân trong 15 lít nước tưới 15 ngày 1 lần. Hoặc bạn có thể dùng phân viên để trên mặt đất. Lưu ý không nên bón phân khi cây đang tạo nụ hoặc đang trổ hoa ra trái vì chúng sẽ rụng hoặc bị “cháy”, không bón phân cho những cây vừa mới thay đất, thay chậu, nên đợi 3 tháng sau cho cây tái tạo đủ rễ rồi hãy bón phân.

Kỹ thuật tạo thế cho Cây Khế Ngọt Bonsai

Khế Ngọt là loài thân gỗ có đặc tính thân cành giòn, người trống rất khó tạo thế, tạo dáng như các giống Cây Cảnh khác. Khi tạo thế bonsai cho Cây Khế Ngọt người trồng có thể sử dụng các loại dây quấn, dây chằng bằng chất liệu kẽm, nhôm, đồng đều được. Tuy nhiên kích thước của dây to hay nhỏ, từ độ mềm đến độ cứng sẽ được người trồng lựa chọn phù hợp với từng loại cành của Cây Khế đó là cành nhỏ hay lớn, già hay non.


Kỹ thuật tạo thế cho Cây Khế Ngọt Bonsai

Với kỹ thuật uốn tạo thế đơn giản này, người chơi Khế Bonsai có thể tạo Cây Cảnh Bonsai bằng cách thay đổi hướng của thân và nhánh cây. Những cành mọc chĩa lên có thể uốn ngang hay vuốt xuống để tạo ấn tượng già dặn, trưởng thành. Thực tế, chúng ta nên dựa vào dạng cây để chọn những cành mềm, dẻo, dễ uốn và không bị tách nhánh.

Lưu ý một Cây Khế Bonsai Đẹp cần có sự cân bằng toàn diện, từ sự tạo hình, uốn nắn cấu trúc của cây đến sự kết hợp giữa cây và chậu. Đặc biệt phần rễ cây lộ ra trên mặt đất làm tăng thêm ấn tượng về sự trưởng thành và tính chất của cây. Rễ cây cần lan ra nhiều hướng quanh thân và bò rộng ra, tạo cho thân cây chỗ tựa chắc chắn. Cành cây tạo nên cấu trúc căn bản của hình bóng cây. Bạn có thể điều chỉnh nó bằng phương pháp cắt tỉa và buộc uốn dây như trên.

CÁCH TRỒNG CÂY KHẾ NGỌT TRONG CHẬU SAI TRĨU QUẢ

Khế Ngọt một loại trái cây dân dã giàu dinh dưỡng, lành tính được người dân trồng phố biến trong cả nước. Quả và lá Khế đều có tác dụng chữa bệnh nên không chỉ những gia đình có đất vườn rộng muốn sở hữu những Cây Khế Ngọt trĩu quả mà ngay cả những gia đình trong phố, khu đô thị… không có nhiều đất trồng cây cũng muốn tìm cách sở hữu một Chậu Khế Ngọt vừa cho trái sạch ăn vừa làm cảnh rất đẹp.


Trồng Cây Khế Ngọt trong chậu

Chuẩn bị dụng cụ trồng Cây Khế Ngọt trong chậu

Dụng cụ trồng: Bạn có thể tận dụng các vật dụng như Bao Xi Măng, Chậu, Khay, Thùng Xốp có sẵn trong nhà để trồng Cây Khế Ngọt. Tuy nhiên, dụng cụ trồng nên có đường kính từ 40cm trở lên và dưới đáy cần đục lỗ thoát nước.

Đất trồng: Khế Ngọt ưa phát triển ở những loại đất mùn tơi xốp và có độ pH từ 5,5 – 6,5. Trước khi cho đất này vào nên lót một ít sỏi hoặc đá xuống dưới chậu cảnh để dễ thoát nước. Bạn có thể sử dụng đất thịt trộn với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.


Chuẩn bị dụng cụ trồng Cây Khế Ngọt trong chậu

Giống Khế Ngọt: Để tránh mua nhầm phải giống Khế Chua, bạn cần quan sát kỹ đặc điểm của Cây Khế Ngọt để nhận dạng đúng giống. Lựa chọn những cây giống thân mập, cành lá xanh tốt, không bị cụt ngọn, lá vàng, rụng lá để trồng.

Trồng và chăm sóc Khế Ngọt trong chậu sai quả

Kỹ thuật trồng Khế Ngọt trong chậu: Trồng Khế Ngọt trong chậu cũng đơn giản như trồng trên đất, sau khi lót 1 lớp sỏi dưới đáy chậu bạn rắc một lớp đất lên vào đặt bầu cây vào chính giữa chậu sau đó cho đất vào chậu và nệm đất cho chặt để giữ cây đứng thẳng không bị nghiêng, đổ.


Trồng và chăm sóc Khế Ngọt trong chậu sai quả

Cách chăm sóc Khế Ngọt trong chậu: Hạn chế lớn nhất khi trồng Khế Ngọt trong chậu là đất trồng thường nhanh bị suy kiệt và không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây phát triển cũng như ra hoa đậu trái. Ngay sau khi trồng bạn cần tưới nước thường xuyên và giữ ẩm cho cây đặc biệt là lúc cây nuôi trái hoặc thời tiết khô hạn.

Vị trí đặt Chậu Khế cũng cần chú ý không nên cho ảnh nắng rọi trực tiếp vào thân cây, cần cắt tỉa thường xuyên để giúp tán Khế đều đẹp, loại bỏ những cành già yếu, sâu bệnh để tập trung dinh dưỡng nuôi cây. Bạn cần bón phân cho cây định kỳ đặc biệt là giai đoạn cây trưởng thành, giai đoạn nuôi quả, bạn nên bón tro bếp và vôi bột để cải thiện chất lượng quả, không nên bón đạm.

KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY KHẾ NGỌT

Kỹ thuật chăm sóc Cây Khế Ngọt khá đơn giản, không tốn nhiều công chăm sóc. Bạn chỉ cần cung cấp đủ nước, làm sạch cỏ, bón phân và đặc biệt tỉa cành tạo tán để giúp cây thông thoáng, hạn chế sâu bệnh cho cây. Cây Khế Ngọt thường sau 12 tháng trồng sẽ bắt đầu cho trái bói, mùa ra hoa rơi vào tháng 6 hàng năm và cho thu hoạch quả chín vào tháng 10, 11 hàng năm.


Kỹ thuật chăm sóc Cây Khế Ngọt

Tưới nước và làm cỏ

Trong thời kỳ cây còn nhỏ cần tưới nước quanh năm nhằm cung cấp đủ nước cho các đợt lộc non hình thành và phát triển. Đặc biệt trong thời gian đầu sau khi trồng mới, việc tưới nước cần phải duy trì từ 3-4 ngày/lần. Càng về sau số lần tưới càng ít đi nhưng phải duy trì được độ ẩm thường xuyên cho diện tích đất xung quanh gốc, dùng rơm rác mục, cỏ khô tủ lại xung quanh gốc, tủ phần tán cây có bán kính 0,8-1m, và để trống phần diện tích cách gốc 20cm để hạn chế côn trùng, sâu bọ làm tổ, phá hoại gốc. Đặc biệt, bạn cần cung cấp đủ nước cho cây trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín.

Làm cỏ và phòng trừ cỏ dại: Bạn có thể phủ gốc cây bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.


Tưới nước và làm cỏ cho Cây Khế Ngọt

Tỉa cành, tạo tán

Cây Khế Ngọt phát triển nhanh, bạn cần chú ý cắt tỉa sao cho có khung tán rộng, cành phân bố đều trong tán không cho nắng rọi vào thân chính vì có thể làm nứt vỏ.

Khi cây lớn, cành quá dày thì nên tỉa bớt cho tán cây thông thoáng, bạn cần bỏ bớt cành già, cành mọc chen chúc, cành sâu bệnh, cành yếu… Thời gian cắt tỉa thích hợp là vào sau vụ thu hoạch quả, trước lúc ra hoa.

Bạn cần chú ý nếu gần Vườn Khế Ngọt có những Cây Khế Chua thì có thể xảy ra hiện tượng thụ phấn chéo làm cho Quả Khế Ngọt giảm chất lượng.

Bón phân cho Cây Khế Ngọt


Bón phân cho Cây Khế Ngọt

Giai đoạn 3 năm đầu: Mỗi năm cần bón thúc cho Khế 200 đến 400g NPK tổng hợp mỗi cây cùng với 5kg tro (nếu có).

Giai đoạn từ sau 3 năm trở đi: Bạn bón cho một cây 15 đến 20kg phân chuồng tốt hoai mục + 2kg vôi bột, 3 đến 4kg NPK, riêng lượng NPK nên chia ra 3 đến 4 lần cho một năm.

Đặc biệt chú ý, với những Cây Khế lớn cho nhiều quả bón 3-4kg phân NPK hỗn hợp/cây, chia ra 3-4 lần trong năm, cách nhau 3-4 tháng bón một lần. Trong thời gian cây Khế nuôi quả, không nên bón đạm mà nên bón K, tro bếp, vôi bột để cải thiện chất lượng quả.

Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian để lại thì nếu chôn xác súc vật dưới tán Cây Khế cũng tạo cho chất lượng quả tốt hơn.

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY KHẾ NGỌT

Khế Ngọt một loại trái cây dân dã từ lâu đã quen thuộc với nhiều người dân trong cả nước. Cây Khế Ngọt thường được trồng trong vườn để lấy trái ăn, làm Cây Bóng Mát đồng thời còn được trồng trong chậu vừa cho quả ăn vừa làm cảnh rất được ưa chuộng. Cây Khế Ngọt trồng rất dễ, không tốn công chăm sóc. Một số người dân ở các tỉnh đã trồng Khế Ngọt trên diện rộng để kinh doanh.


Cây Khế Ngọt Giống

Lựa chọn cây giống

Cây Khế Ngọt được trồng bằng hạt hoặc ghép đều được. Bạn muốn mua Cây Khế Ngọt về trồng có thể mua ở bất cứ vườn ươm nào trên toàn quốc.

Khi lựa chọn Cây Khế Ngọt Giống cần lựa chọn cây giống đạt tiêu chuẩn xuất vườn cây cao từ 60cm trở lên, tán đều, lá xanh đặc trưng của Khế Ngọt, thân cây mập khỏe mạnh không có dấu hiệu bị sâu bệnh.

Chuẩn bị trồng Khế Ngọt

Thời vụ trồng: Ở Miền Bắc, vụ xuân là tốt nhất (tháng 2-3) và có thể là vụ thu (tháng 8-10).

Mật độ trồng: Nếu Bà con trồng thâm canh thì nên trồng với cự ly cây cách cây 5-6m. Nếu trồng xen canh với các loại cây khác thì cự ly cây cách cây 7-8m. Khế ưa bóng râm nên có thể trồng xen trong Vườn Xoài, Mít, Nhãn…


Chuẩn bị trồng Khế Ngọt

Chuẩn bị đất trồng: Với đất trồng Khế Ngọt nên chọn loại đất tốt, giàu mùn có nguồn nước tưới, cần làm đất cày bừa kĩ, nhặt sạch cỏ. Nếu ở vùng đồi thì bạn nên chọn đất trồng Khế Ngọt ở chân đồi.

Đào hố: Nếu là đất tốt bạn đào hố với kích thước 0,6×0,6×0,6m còn với đất xấu đào hố với kích thước 1,0×1,0×0,8m. Khoảng cách cây 5x6m hoặc 5x5m.

Phân bón lót trước khi trồng: Bạn bón cho mỗi hố trồng từ 5 – 10 kg phân hỗn hợp gồm 50 – 60% phân chuồng ủ hoai mục + 20 – 30% phân NPK + 10 – 20% xỉ than lò gạch hay xỉ than tổ ong, có thể kết hợp với lông gà, xác súc vật (nếu có).

Kỹ thuật trồng Cây Khế Ngọt

Bạn cuốc hoặc đào một hốc giữa hố vừa với bầu Khế rồi từ từ đặt bầu cây giống xuống hốc vừa đào, sau đó lấp đất bột xung quanh, nén vừa phải. Tiếp theo, bạn cắm một cọc vào cạnh bầu cây vừa trồng rồi buộc Cây Khế Ngọt vào cọc để cây không bị lay gốc khi có gió bão.


Kỹ thuật trồng Cây Khế Ngọt

Sau khi trồng, Bạn cần tưới nhẹ nước, độ ẩm trong đất khoảng 60 – 80%. Khế không cần nước nhiều, nhưng cũng không được để đất quá khô. Khi cây cao độ 80cm đến 1m, cần loại bỏ những cành tăm, khuất tán để tập trung chất dinh dưỡng cho cành ngọn và những cành lộ sáng.

Friday, July 27, 2018

NĂNG SUẤT CÂY KHẾ NGỌT THÁI LAN

Ngày nay, bên cạnh Giống Khế Ngọt, Khế Chua Truyền Thống thì Giống Khế Ngọt du nhập từ Thái Lan, Malaysia, Đài Loan được du nhập về Việt Nam và được trồng khá phổ biến. Đặc biệt, Giống Khế Ngọt Thái Lan được trồng nhiều hơn cả bởi giống này cho năng suất cao, cây sớm cho trái, tuổi thọ cây cao, ít bị sâu bệnh.


Năng suất Cây Khế Ngọt Thái Lan

Ưu điểm của Giống Khế Ngọt Thái Lan

Giống Khế Thái tương đối dễ trồng, không kén đất. Cây Khế Ngọt Thái có thể sinh trưởng tốt trong đa số các điều kiện bao gồm phèn, mặn. Các loại đất thịt, cát, phù sa đều trồng tốt, không yêu cầu cao về kỹ thuật chăm sóc. Người trồng có thể trồng trên diện rộng để kinh doanh hoặc tận dụng trồng ở những chỗ đất thừa trong vườn để phục vụ nhu cầu trong gia đình là rất tốt.

Đặc biệt Giống Khế Thái có tuổi thọ bền, rất nhanh ra hoa, sau trồng khoảng 1-1,5 tháng là cây bắt đầu ra hoa.Trái lớn gấp 2-3 lần những Giống Khế Thông Thường của ta. Khi chín đa số quả có trọng lượng khoảng 400-500 gram, cá biệt có trái tới 700 gram và dài 15-17cm. Giá bán từ 8.000 -10.000 đồng/kg cao gấp 2-3 lần so với Khế Thông Thường.


Ưu điểm của Giống Khế Ngọt Thái Lan

Ngoài ra, Quả Khế Thái có vị rất ngọt nên thường được dùng như một loại quả ăn tráng miệng hoặc chế biến món ăn. Quả khế Thái ít được bày bán ngoài chợ mà chủ yếu cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn nên có “Đầu ra” ổn định hơn nhiều.

Cây ít bị sâu bệnh, Trái Khế Ngọt có thể bị ruồi đục trái nên người trồng tiến hành bọc trái bằng túi nilon. Với cách này vừa có thể bảo vệ trái khỏi sâu bệnh, vừa đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Cách nhận biết Cây Khế Ngọt Thái Lan

Bà con trồng Khế có thể Mua Cây Giống Khế Ngọt Thái Lan ở nhiều vườn ươm trong cả nước, tuy nhiên để không bị “Bịp” hoặc mua nhầm Cây Khế Ngọt Thái Lan, Bà con cần chú ý phân biệt một số những đặc trưng sau.


Cách nhận biết Cây Khế Ngọt Thái Lan

So với Cây Khế Ngọt Truyền Thống thì Cây Khế Ngọt Thái Lan có thể cao tới 8m. Lá mọc đối xứng, hình thoi, màu xanh nhạt, hơi mỏng. Khế Thái lá có đặc trưng là luôn gập xuống. Còn Khế Ta lá màu xanh đậm hơn, dày và chỉ gập lại vào buổi tối.

Hoa Khế Ngọt Thái có màu hồng cánh sen, mọc thành từng chùm, ra hoa đậu trái quanh năm liên tục. Khế Ngọt Ta có hoa nhỏ màu trắng hồng, cây thường ra hoa đậu trái từ 2-3 lần/năm.

CÁC GIỐNG KHẾ NGỌT PHỔ BIẾN HIỆN NAY

Hiện nay, ngoài Giống Khế Ngọt Truyền Thống thì các Giống Khế Ngọt có nguồn gốc từ nước ngoài như Giống Khế Ngọt Đài Loan, Khế Ngọt Thái Lan, Khế Ngọt Malaysia… rất được người dân ưa chuộng trồng. Các Giống Khế này cho năng suất, chất lượng cũng như trọng lượng trái lớn, mẫu mã đẹp nên người tiêu dùng rất chuộng và sẵn sàng mua với giá thành cao hơn Khế Ngọt Thông Thường.


Các Giống Khế Ngọt phổ biến hiện nay

Khế Ngọt Đài Loan

Thân Cây Khế Ngọt Đài Loan là giống cây thân gỗ có chiều cao trung bình khoảng 5m. Khế Đài Loan với lợi thế quả to và múi dày hơn Khế bản địa. Quả có dạng hình sao thuôn dài bên trong thịt mọng và vàng. Khi còn xanh khế có màu xanh bóng đến khi chín sẽ chuyển dần sang màu vàng trông rất đẹp. Trái Khế Đài Loan có vị giòn ngon và ngọt hơn hẳn giống Khế khác.

Giống Khế Đài Loan có mặt tại thị trường Việt Nam khoảng 8 năm về trước và ngày càng thu hút được sự chú ý của các nhà vườn và người tiêu dùng. Quả Khế Đài Loan còn có trọng lượng khá khủng, trung bình 3 lạng/quả, có quả lên tới 0,5-0,6kg/quả.

Không chỉ mẫu mã đẹp mà độ thơm ngon của Khế Đài Loan hiếm loại nào bì kịp, thường được bán theo đơn đặt hàng của các siêu thị, nhà hàng, khách sạn. Hiện nay, giống Khế này vẫn giữ vị trí số 1 trong các loại Khế Ngọt của nước ta.


Khế Ngọt Đài Loan

Khế Ngọt Thái Lan

Giống Khế này có ưu điểm rất dễ tính, không kén đất, chịu được nước thủy triều lên xuống hàng ngày, khâu chăm sóc không cầu kỳ. Khế Ngọt Thái Lan rất nhanh ra hoa, sau trồng khoảng 1-1,5 tháng là cây bắt đầu ra hoa.

Năng suất Khế Ngọt Thái Lan từ khoảng 15-20 trái, có những cây gần 40 trái, trái với trọng lượng khoảng 400-500 gram, cá biệt có trái tới 700 gram, dài 15-17cm, vị ngọt, ngon.

Giống Khế này cho hiệu quả kinh tế khá cao. Tùy theo thời điểm giá bán có thể được 8.000 -12.000 đồng/kg. Nếu tính bình quân 10.000 đồng/kg thì mỗi Cây Khế 14 tháng tuổi (diện tích đất chiếm chưa nhiều) đã có thể cho thu nhập khoảng 80.000 đồng, và những năm tiếp theo khi Cây Khế phát triển, chắc chắn thu nhập còn tăng gấp nhiều lần.


Khế Ngọt Thái Lan

Giống Khế Ngọt B10 Malaysia

So với Giống Khế Ngọt Đài Loan thì Giống Khế B10 của Malaysia thì quả to hơn. Khi chín, quả có màu vàng sẫm tới vàng đỏ, thịt quả giòn, ngọt, nhiều nước và hàm lượng axit oxalic thấp. Quả nặng tới 300g-700g. Giống Khế này cho quả nhiều đợt trong năm.

Hiện nay, Giống Khế này do nhiều người chưa biết đến nên mới được trồng với số lượng và diện tích còn ít.